35. Chương I: Tương Ưng Sáu Xứ

23/06/2024 702 lượt xem

Tập IV – Thiên Sáu Xứ

Phần Một – Năm Mươi Kinh Thứ Nhất

I. Phẩm Vô Thường

1.I. Vô Thường (1) Nội (S. iv.1)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika.

2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “– Này các Tỷ-kheo” — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

— Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4) Tai là vô thường…

5) Mũi là vô thường…

6) Lưỡi là vô thường…

7) Thân là vô thường…

8) Ý là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

2.II. Khổ (1) Nội (S.iv,1)

1-2) …

3) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-7) Tai là khổ… Mũi là khổ… Lưỡi là khổ… Thân là khổ….

8) Ý là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo… “… không còn trở lại trạng thái này nữa”.

3.III. Vô Ngã (1) Nội (S.iv,2)

1-2) …

3) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-7) Tai là vô ngã… Mũi là vô ngã… Lưỡi là vô ngã… Thân là vô ngã…

8) Ý là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

4.IV. Vô Thường (2) Ngoại (S.iv,2)

1-2) …

3) — Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc…

8) Các pháp là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với các tiếng, nhàm chán đối với các hương, nhàm chán đối với các vị, nhàm chán đối với các xúc, nhàm chán đối với các pháp. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

5.V. Khổ (2) Ngoại (S.iv.3)

1-2) …

3) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc…

8) Các pháp là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái nầy nữa”.

6.VI. Vô Ngã (2) Ngoại (S.iv.3)

1-2) …

3) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc….

8) Các pháp là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

7.VII. Vô Thường (3) Nội (S.iv.4)

1-2) …

3) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì (mắt) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với mắt quá khứ, không còn hoan hỷ đối với mắt tương lai, đối với mắt hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

4-7) Tai là vô thường… Mũi là vô thường… Lưỡi là vô thường… Thân là vô thường….

8) Ý là vô thường, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (ý) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử, không tiếc nuối đối với ý quá khứ, không có hoan hỷ đối với ý tương lai, đối với ý hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

8.VIII. Khổ (3) Nội (S.iv,4)

1-2) …

3-7) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (mắt) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử, không tiếc nuối đối với mắt quá khứ, không hoan hỷ đối với mắt tương lai, đối với mắt hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt…

Tai… Mũi… Lưỡi… Thân…

8) Ý là khổ, kể cả ý quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (ý) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với ý quá khứ, không có hoan hỷ đối với ý tương lai, đối với ý hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

9.IX. Vô Ngã (3) Nội (S.iv,4)

1-2) …

3) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (mắt) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không có tiếc nuối đối với mắt quá khứ, không có hoan hỷ đối với mắt vị lai, đối với mắt hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

4-7) Tai… Mũi… Lưỡi… Thân….

8) Ý là vô ngã, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (ý) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với ý quá khứ, không hoan hỷ đối với ý vị lai, đối với ý hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

10.X. Vô Thường (4) Ngoại (S.iv,5)

1-2) …

3) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (sắc) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các sắc quá khứ, không hoan hỷ đối với sắc vị lai, đối với các sắc hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc….

8) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là vô thường, kể cả (các pháp) quá khứ và vị lai, còn nói gì (các pháp) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các pháp quá khứ, không hoan hỷ đối với các pháp vị lai, đối với các pháp hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

11.XI. Khổ (4) Ngoại (S.iv,5)

1-2) …

3) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả (các sắc) quá khứ và vị lai, còn nói gì (các sắc) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các sắc quá khứ, không hoan hỷ đối với các sắc tương lai, đối với các sắc hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc….

8) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả (các pháp) quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (các pháp) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các pháp quá khứ, không hoan hỷ đối với các pháp vị lai, đối với các pháp hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

12.XII. Vô Ngã (4) Ngoại (S.iv,6)

1-2) …

3) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, kể cả (các sắc) quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (các sắc) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các sắc quá khứ, không hoan hỷ đối với sắc vị lai, đối với các sắc hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc….

8) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, kể cả (các pháp) quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (các pháp) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các pháp quá khứ, không hoan hỷ đối với các pháp vị lai, đối với các pháp hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

×