Y học Âu Tây quá chú trọng về khoa giải phẩu. Bác sĩ muốn cắt bỏ những gì họ cho là không còn dùng được nữa. Khi có một cái gì không ổn trong thân thể, họ thường khuyên chúng ta nên cắt bỏ. Trong ngành tâm lý trị liệu cũng vậy. Những nhà trị liệu tâm lý cũng muốn ta vứt bỏ những gì ta không thích và chỉ giữ lại những gì ta thích. Mà cái được giữ lại, thường thường chẳng là bao. Cho nên nếu cần vứt bỏ cái ta không thích, thì thường thường chúng ta phải vứt bỏ phần lớn con người của ta.
Cho nên thay vì cắt xén, ta học cách chuyển hóa. Ví dụ, ta chuyển hóa cái giận, làm cho cái giận trở thành một cái gì lành mạnh, như sự hiểu biết. Ta không cần đến khoa giải phẩu để cắt bỏ cái giận của ta. Nếu ta giận cái giận của ta, ta sẽ có hai cái giận cùng một lúc. Ta chỉ cần quan sát nó một cách chăm chú và từ hòa. Nhờ vậy nó sẽ được chuyển hóa và ta không cần phải chạy trốn nó. Đó là cách làm hòa với nó. Nếu ta có đủ an lạc, ta sẽ làm hòa rất dể dàng với cái giận. Với buồn lo, chán nản, sợ hãi hay với bất cứ trạng thái khó chịu nào cũng vậy.
(Trích “Phần II: Chuyển hóa và trị liệu – An Lạc Từng Bước Chân”)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh