Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Quyển 10

19/10/2021 3.399 lượt xem

LÝ TUY ĐỐN NGỘ, SỰ PHẢI TIỆM TRỪ

A-Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, nghe lời dạy của Đức Phật, đảnh lễ kính vâng, ghi nhớ không sót. Ở trong đại chúng lại bạch Phật rằng: “Như Đức Phật dạy, trong tướng ngũ ấm có năm thứ hư vọng, vốn có cội gốc là tâm vọng tưởng. Chúng con bình thường chưa từng được được nghe lời khai thị vi diệu của Như Lai,

Lại nữa, năm thứ ấm này được tiêu trừ một lần hay lần lượt theo từng thứ lớp. Giới hạn của năm lớp ấy là gì?

Xin nguyện Như Lai, mở lòng đại từ, làm cho tâm và mắt của đại chúng đây được trong sáng, để làm đạo nhãn tương lai cho hết thảy chúng sinh trong đời mạt pháp.

Đức Phật bảo A-Nan, tánh tinh chân là diệu minh, tánh bản giác là viên tịnh, không lưu lại sinh tử và các trần cấu, cho đến cả hư không, đều nhân vọng tưởng mà sinh khởi ra.

Tất cả cái ấy, gốc nơi bản giác diệu minh chân tánh, do vọng tưởng mà phát sinh khí thế gian, như Diễn-nhã-đạt-đamê đầu mà nhận bóng.

Vọng vốn không có nhân, ở trong vọng tưởng mà lập ra tánh nhân duyên, mê tánh nhân duyên thì gọi đó là tự nhiên. Cả tánh hư không kia cũng sinh ra từ huyễn hóa, nên nhân duyên, tự nhiên đều là suy lường từ vọng tâm chúng sanh.

A-Nan, đã biết do vọng sanh khởi ra, mà nói nhân duyên vọng. Nếu vọng vốn không thì nhân duyên vọng đó vốn là chẳng có. Huống gì những người không biết, cho đó là tự nhiên.

Thế nên Như Lai giải bày cho các ông rõ bổn nhân của ngũ ấm đều là vọng tưởng.

Thân thể của ông, trước là nhân cái tưởng của cha mẹ mà sanh ra. Tâm ông nếu không có một niệm tưởng nào, thì ông chẳng đến gá mạng vào nơi tưởng.

Như trước đây Như Lai đã nói, khi tâm tưởng đến vị chua, thì trong miệng tiết ra nước bọt, khi tâm tưởng đang leo cao thì lòng bàn chân cảm thấy rờn rợn, mà dốc cao chẳng có, vị chua cũng không thấy, thân thể của ông chẳng phải cùng loại với hư vọng, tại sao khi nghe nói đến vị chua thì nước bọt trong miệng tiết ra?

Vậy ông nên biết, sắc thân hiện nay của ông,

Như Lai đã nói trước đây, khi tâm ông tưởng đến một nơi cao là thân có cảm giác rờn rợn.

Do các thứ cảm thọ sanh khởi, nó tác động đến sắc thân. Nên hiện nay, hai thứ cảm thuận ích và vi tổn đang thúc bách thân ông. Đó là là vọng tưởng hư minh thứ hai.

Do những ý nghĩ sai sử thân ông, nếu thân ông không cùng dạng với niệm tưởng, sao lại theo vọng tưởng nắm bắt mọi thứ hình tượng, sanh tâm chấp giữ, cùng niệm tưởng tương ưng?

Khi thức là tưởng tâm, khi ngủ là chiêm bao, nên niệm tưởng lay động vọng tình của ông. Đó gọi là dung thông vọng tưởng thứ ba.

Chuyển hóa không ngừng, xoay vần âm thầm dời đổi. Móng tay và tóc dài ra, khí lực suy tàn, da mặt nhăn nheo. Thay đổi ngày đêm, thế mà ông không hề thức tỉnh.

A-Nan, nếu những thứ này chẳng phải là ông, tại sao thân ông lại biến đổi? Nếu chắc thật là ông, sao ông không biết?

Ắt là hành ấm của ông tương tục không dừng trong mỗi niệm. Đó là vọng tưởng thứ tư, tánh chất là vi tế và ẩn mật.

Lại chỗ tinh minh lóng lặng, không dao động của ông, gọi là là thường còn, thì nơi thân ông, chẳng ra ngoài sự thấy nghe, hiểu biết. Nếu nó thật sự là tánh chân, thì đã không dung chứa tập khí

Do đâu mà các ông, trong những năm trước đã từng thấy vật lạ, trải qua nhiều năm, chẳng để ý đến; rồi sau bỗng dưng, thấy lại vật lạ đó, liền nhớ rõ ràng, không hề thiếu sót? Vậy trong tánh tinh minh đứng lặng, trọn không dao động ấy, đã chịu sự huân tập trong từng niệm, đâu có trù tánh gì?

A-Nan nên biết trạng thái trong lặng ấy là không thực, như dòng nước chảy nhanh, xa trông như đứng lặng, do chảy nhanh mà không thấy được, chứ không phải là nước không chảy. Nếu đây không phải là cội gốc của vọng tưởng, cớ sao lại bị huân tập bởi tập khí hư vọng?

Nếu sáu căn của ông chưa được khai hợp, dùng thay lẫn nhau, thì cái vọng tưởng ấy không khi nào diệt trừ được.

Cho nên hiện nay, cái thấy nghe hiểu biết của ông đã xâu kết trong tập khí hư vọng. Ắt trong tánh rỗng lặng trong suốt ấy, là cái vọng tưởng điên đảo vi tế, rỗng không huyễn hóa thứ năm

A-Nan, năm loại ấm này là do năm vọng tưởng tạo thành.

Nay ông muốn biết giới hạn sâu cạn, chỉ có sắc và không là biên giới của sắc ấm, xúc và ly là biên giới của thọ ấm , nhớ và quên là biên giới của tưởng ấm , diệt và sinh là biên giới của hành ấm , đứng lặng và hiệp với đứng lặng thuộc về biên giới của thức ấm .

Năm ấm này vốn sinh khởi trùng điệp. Sinh, do thức ấm mà có. Diệt, từ sắc ấm mà trừ. Lý tức ngộ liền, nhân ngộ mà tiêu trừ sạch. Sự thì chẳng phải trừ được ngay, mà phải theo thứ lớp mới dứt được.

Như Lai đã chỉ cho ông về những gút nơi khăn kiếp-ba-la. Có điều gì chưa hiểu rõ khiến ông lại hỏi?

Ông nên đem sự thông hiểu cội nguồn của vọng tưởng này, truyền dạy cho người tu hành đời sau trong thời mạt pháp, khiến cho họ nhận ra được hư vọng, tự thấy nhàm chán, biết có niết-bàn, để không luyến tiếc ba cõi.

PHẦN LƯU THÔNG

A-Nan, ví như có người mang bảy thứ báu đầy trong hư không khắp cả mười phương, dâng lên chư Phật nhiều như số vi trần, với tâm cung kính cúng dường không hề xao lãng. Ý ông nghĩ sao, người này do nhân duyên cúng dường chư Phật như thế, được nhiều phước đức hay không?

A-Nan đáp rằng: hư không chẳng có giới hạn, trân bảo cũng vô hạn, xưa có người cúng dường Phật bảy đồng tiền, đến khi xả thân, còn được vị Chuyển luân Thánh vương. Huống gì hiện tiền, hư không cùng tận, cõi Phật đã đầy khắp bảy thứ trân bảo cúng dường. Dù có suy nghĩ cùng tận đến vô số kiếp còn không thể biết được. Phước đức ấy làm sao có ngằn mé?

Đức Phật bảo A-Nan: chư Phật Như Lai không nói lời hư vọng. Ví như có người phạm bốn tội lớn, mười tội ba-la-di , giây lát phải trải qua địa ngục A-tì ở phương này rồi phương khác, cho đến cùng tột vô số các địa ngục vô gián trong mười phương mà không nơi nào chẳng phải trải qua.

Nếu người này, dùng một niệm, đem pháp môn này khai thị cho người chưa học trong đời mạt pháp, thì những tội chướng của người ấy liền được tiêu diệt. Biến cái nhân phải chịu khổ địa ngục thành cõi nước an lạc.

Được phước đức vượt hơn người ấy thí cúng trước kia gấp trăm, ngàn, triệu, ức lần. Như thế cho đến toán số thí dụ cũng không thể diễn tả hết được.

A-Nan, nếu có chúng sanh biết tụng kinh, biết trì niệm thần chú này, dù Như Lai có nói đến cùng tận số kiếp cũng không hết được. Nếu theo lời chỉ dạy của Như Lai, y theo lời dạy mà tu hành, thì thẳng đến đạo bồ-đề, không bị các ma nghiệp.

Khi Đức Phật nói kinh này rồi, các vị tỷ-khưu, tỷ-khưu-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, các loài trời, người, a-tu-la trong thế gian. Cùng các vị Bồ Tát, hàng Nhị thừa, Thánh, Tiên, Đồng tử ở các cõi khác, cùng với loại Đại lực quỷ thần mới phát tâm, tất cả đều hoan hỷ đảnh lễ rồi lui ra.

– HẾT –

Trang: 1 2 3 4

×