THẬP HẠNH
- Hoan Hỉ Hạnh – A Nan! Thiện Nam tử ấy, đã thành con Phật, đầy đủ vô lượng diệu của đức Như Lai, tùy thuận mười phương chúng sanh, phương tiện tiếp dẫn, gọi là Hoan Hỉ Hạnh.
- Nhiêu Ích Hạnh – Hay lợi ích cho tất cả chúng sanh, gọi là Nhiêu Ích Hạnh.
- Vô Sân Hận Hạnh – Tự giác giác tha, được chẳng chống trái, gọi là Vô Sân Hận Hạnh.
- Vô Tận Hạnh – Tam thế bình đẳng, mười phương thông đạt, vì được “ý-sanh-thân”, nên tùy mỗi loài chúng sanh mà hiện thân hóa độ cho đến cùng tột vị Lai, gọi là Vô Tận Hạnh.
- Ly Si Loạn Hạnh – Nơi mỗi mỗi pháp môn, tất cả hòa đồng, được chẳng sai lầm, gọi là Ly Si Loạn Hạnh.
- Thiện Hiện Hạnh – Nơi tướng đồng hiện ra nhiều tướng dị; nơi những tướng dị, mỗi mỗi thấy đồng, gọi là Thiện Hiện Hạnh.
- Vô Trước Hạnh – Như thế cho đến vi trần đầy khắp mười phương hư không, trong mỗi mỗi trần hiện mười phương cõi; hiện trần hiện cõi, chẳng ngăn ngại nhau, gọi là Vô Trước Hạnh.
- Tôn Trọng Hạnh – Các thứ hiện tiền đều là Đệ Nhất Ba La Mật Đa, gọi là Tôn Trọng Hạnh.
- Thiện Pháp Hạnh – Viên dung như thế, hay thành tựu quy tắc lợi sanh của mười phương chư Phật, gọi là Thiện Pháp Hạnh.
- Chơn Thật Hạnh – Mỗi mỗi đều trong sạch vô lậu, nhất chơn vô vi, bản tánh vốn như thế, gọi là Chơn Thật Hạnh.
THẬP HỒI HƯỚNG
- Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sanh, Ly Chúng Sanh Tướng Hồi Hướng – A Nan! Thiện nam tử ấy, thần thông đầy đủ, Phật sự đã thành; tự tánh tinh túy thuần chơn, xa lìa các lỗi lầm, ngay khi hóa độ chúng sanh mà diệt tướng năng độ, sở độ, hồi tâm vô vi hướng đạo Niết Bàn, gọi là Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sanh, Ly Chúng Sanh Tướng Hồi Hướng.
- Bất Hoại Hồi Hướng – Hoại cái có thể hoại, tức xa lìa chúng sanh tướng, tướng xa lìa cũng phải lìa, vậy tướng hoại thì sở không, lìa cái Lìa thì năng không; năng sở đều không, bản giác bất hoại, gọi là Bất Hoại Hồi Hướng.
- Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng – Bản giác trạm nhiên, tâm giác đồng như Phật giác, gọi là Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng.
- Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng – Tinh túy sáng tỏ, tâm địa đồng như Phật địa, gọi là Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng.
- Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng – Thế giới và Như Lai xen lộn lẫn nhau, được chẳng ngăn ngại, gọi là Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng.
- Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn Hồi Hướng – Nơi đồng Phật địa, mỗi mỗi sanh ra cái nhân trong sạch, nương nhân ấy mà phát huy, vào đạo Niết Bàn, gọi là Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn Hồi Hướng.
- Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sanh Hồi Hướng – Chơn thiện căn đã thành, thì mười phương chúng sanh đều là bản tánh của ta, thành tựu tánh tròn đầy, chẳng bỏ chúng sanh, gọi là Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sanh Hồi Hướng.
- Chơn Như Tướng Hồi Hướng – Tức nơi nhất thiết pháp, mà lìa nhất thiết tướng cái “tức” cái “lìa”, cả hai đều chẳng dính mắc, gọi là Chơn Như Tướng Hồi Hướng.
- Vô Phược Giải Thoát Hồi Hướng – Thật đắc Chơn Như, mười phương vô ngại, gọi là Vô Phược Giải Thoát Hồi Hướng.
- Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng – Đức tánh viên mãn thành tựu, số lượng của pháp giới tiêu diệt, gọi là Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng.
TỨ GIA HẠNH
A Nan! Thiện nam tử ấy, đã tu xong 41 bậc tâm trong sạch, kế đó thành tựu bốn thứ gia hạnh diệu viên:
- Noãn Địa – Tức đem Phật giác, dụng làm tự tâm, cũng như dùi cây lấy lửa, cây chưa đốt cháy, lửa sắp ra mà chưa ra, gọi là Noãn Địa.
- Đảnh Địa – Lại dùng tâm mình thành chỗ hành của Phật cũng như người đứng trên chót núi, toàn thân đã vào hư không, nhưng dưới chân đôi khi còn hơi dính đất, như có chỗ nương mà chẳng phải nương, gọi là Đảnh Địa.
- Nhẫn Địa – Tâm với Phật đồng, khéo đắc trung đạo, như người hay nhẫn nại, niệm chẳng phân biệt, chẳng nhớ, chẳng quên, chẳng thể nói ra, gọi là Nhẫn Địa.
- Thế Đệ Nhất Địa – Số lượng tiêu diệt, mê, giác và trung đạo đều chẳng thể gán tên, gọi là Thế đệ Nhất địa.
THẬP ÐỊA
- Hoan Hỷ Địa – A Nan! Thiện Nam tử ấy, khéo được thông đạt nơi Đại Bồ Đề, chỗ giác ngộ thông với Như Lai, cùng tột cảnh giới của Phật, gọi là Hoan Hỷ Địa.
- Ly Cấu Địa – Tánh dị nhập đồng, tánh đồng cũng diệt, gọi là Ly Cấu Địa.
- Phát Quang Địa – Trong sạch thì phát ra ánh sáng, gọi là Phát Quang Địa.
- Diệm Huệ Địa – Sáng tỏ thì giác tánh sung mãn, gọi là Diệm Huệ Địa.
- Nan Thắng Địa – Tất cả đồng dị đều chẳng thể đến, gọi là Nan Thắng Địa.
- Hiện Tiền Địa – Tánh trong sạch hiển lộ, Chơn Như vô vi gọi là Hiện Tiền Địa.
- Viễn Hành Địa – Cùng tột bờ bến của Chơn Như, gọi là Viễn Hành Địa.
- Bất Động Địa – Nhất tâm chơn như, gọi là Bất Động Địa.
- Thiện Huệ Địa – Chơn như phát dụng, gọi là Thiện Huệ Địa.
- Pháp Vân Địa – A Nan, công hạnh tu tập của Bồ Tát từ trước đến đây, công đức viên mãn, cũng gọi địa này là Tu Tập Vị, tức dùng đám mây nhiệm mầu, đầy đủ từ bi trí huệ, che chở chúng sanh, khắp biển Niết Bàn