Kinh Tương Ưng Bộ

Kinh Tương Ưng Bộ, còn được biết đến với tên gọi Samyutta Nikàya, là một phần quan trọng của kinh tạng Pàli, nằm ở vị trí thứ ba trong số năm bộ kinh chính. Bộ kinh này bao gồm nhiều bài kinh với độ dài khác nhau, phần lớn là các bài kinh ngắn, được tổ chức theo các nhóm chủ đề, được gọi là Tương Ưng (Samyutta).

Bộ kinh này chia thành 56 Tương Ưng, được phân loại vào 5 Thiên (Vagga):

  1. Thiên Có Kệ (Sagàthàvagga Samyuttapàli) với 11 Tương Ưng
  2. Thiên Nhân Duyên (Nidànavagga Samyuttapàli) với 10 Tương Ưng
  3. Thiên Uẩn (Khandavagga Samyuttapàli) với 13 Tương Ưng
  4. Thiên Sáu Xứ (Salàyatanavagga Samyuttapàli) với 10 Tương Ưng
  5. Thiên Đại Phẩm (Mahàvagga Samyuttapàli) với 12 Tương Ưng

Hòa thượng Thích Minh Châu đã dịch bộ kinh này sang tiếng Việt và được Thiền viện Vạn Hạnh phát hành vào đầu thập niên 1980. Năm 1993, bộ kinh này được tái bản trong chương trình phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam, có số thứ tự từ 12 đến 16. Trong hệ A-hàm của Hán tạng, bộ kinh tương ứng là Tạp A-hàm, đã được Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và ấn hành năm 1993-1995, Đại tạng kinh Việt Nam số 17 đến 20.

Sắp xếp:

Nội dung khác

Tứ vô lượng tâm

Tứ vô lượng tâm là bốn trạng thái tâm thức cao thượng của con người, bao gồm: Từ: Tâm mong muốn cho tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc và an lạc. Bi: Tâm xót thương những chúng sinh... Xem thêm

09. Phẩm Phóng Dật

Chương I – Một Pháp IX. Phẩm Phóng Dật 1-16. 1. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, có thể đưa đến bất lợi lớn, này các Tỷ-kheo, như là phóng dật. Phóng dật, này các Tỷ-kheo,... Xem thêm

Kinh Tăng Chi Bộ

Kinh Người Áo Trắng

Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà Người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư... Xem thêm

125. Kinh Ðiều ngự địa

(Dantabhùmi sutta) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc (Kalandakanivapa). Lúc bấy giờ, Sa-di Aciravata (Tân Học Sa-môn) đang ở tại am thất Aranna. Rồi vương tử... Xem thêm

Kinh Trung Bộ

Thuyết pháp và nghe pháp

Đức Phật xưa kia thuyết pháp tùy theo căn cơ người nghe, Ngài không có dạy độc nhất một pháp môn. Sau thời Phật nhập Niết bàn, các đệ tử của Ngài, dù đã chứng thánh quả nhưng không đủ... Xem thêm

Dòng đời vô tận

Chú Vãng Sanh

Chú Vãng Sanh dùng để làm gì, tụng chú vãng sanh có lợi ích gì mà các chùa đều tụng I/ Thần Chú Vãng Sanh Tiếng Hán ( Bản thường tụng tại các chùa) Nam-mô a di đa bà dạ... Xem thêm

29. Kinh Thanh tịnh

(Pàsàdika sutta) Như vầy tôi nghe. 1. Một thời, Thế Tôn trú giữa giòng tộc Sakya (Thích-ca) trong vườn xoài của một gia đình Thích-ca tên là Vedhannà. Lúc bấy giờ, Nigantha Nàthaputta (Ni-kiền tử) vừa mới tạ thế ở... Xem thêm

Kinh Trường Bộ

×