Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú

21/02/2018 6.510 lượt xem

(Trích ở trong kinh Tiêu tai kiết tường nơi hàm chữ “Chi” trong Kinh ra)

Kinh này chép rằng: Bấy giờ Phật ở tại cõi trời Tịnh Cư. Ngài bảo các Vì sao Tu, Sao Diệu….28 tinh tú, 12 cung thần và các vị thiên chúng lưu hành giữa hư không, Phật dẫn tích dạy rằng: Ta nay nhắc nói đức Phật Ta La Vương Như Lai đã thuyết rõ ra một thần chú Xí Thịnh Quảng Ðại Uy Ðức Đà La Ni là phương pháp để giải tai nạn phàm là tại nơi thủ đô, đến ngoài ranh cõi mà có 5 ngôi sao xâm lăng; Sao La Hầu, sao Nhuế, sao Bột, Sao Yêu, nó chiếu đến chỗ sở thuộc của người là các ngôi sao nơi sao cung bản mạng; hoặc nó chiếu đến chỗ đế tọa, và các khu vực ngoài đồng nội, sẽ gây nên mọi điều chướng ngại, tai hại chi, cũng đều trừ diệt liền, nếu nhân chúng mỗi địa phương ấy, đồng tuân y đúng pháp lập chương trình kỳ hạn để niệm một trăm tám biến thần chú này.

Nẳng mồ tam mãn đa
mẫu đà nẩm. Á bát ra để
hạ đa xá ta nẳng nẩm.
Ðát điệt tha.
Án
khê khê
khê hế
khê hế
hồng hồng
nhập phạ ra
nhập phạ ra
bát ra nhập phạ ra
bát ra nhập phạ ra
để sắc sá
để sắc sá
sắc trí rị
sắc trí rị
ta phấn tra
ta phấn tra
phiến để ca thất rị duệ
ta phạ ha.

Ðã từ nơi tâm với tai, lại cũng từ nơi tâm diệt tai, nên nói tiêu tai. Bởi chỗ tạo nghiệp từ đời trước, nên nay cảm chịu lấy nghĩa là các điều thống khổ nó tập trung nơi cái thân tâm đây, nên nó là tai. Nghiệp chướng đã thanh tịnh rồi, sự ấy được vui mừng nơi tâm, nên nói là cát tường.

Người mà tu trì pháp thần chú đây, tâm phải đủ ba phép Quán: lấy phép Không quán để tiêu tai; dùng phép Giả Quán để hội sự cát tường mà không hay. Giả gì cũng đều chỉ là một niệm vì tai thì tiêu, cát thì đến, đồng gọi là pháp giới tánh, đây tức là Trung Quán. Hễ tâm mê thì cát tức là tai, còn tâm Ngộ thì tai tức là cát. Nghĩa là tâm còn hôn mê thì, dầu là điều cát tường cũng thành ra tai hại! Tâm đã giác ngộ rồi, vì dầu tai hại cũng hóa thành cát tường!

Với lẽ Tam quán, đem tâm so xét đã như thế, thì với Tứ giáo. Lục tức cũng có thể đem tâm so xét được cả, nếu để ý nghĩ rộng thì đặng rõ thấy.

×