15. Kinh Ðại duyên

25/05/2024 299 lượt xem

34. Này Ananda, trong thức trú xứ thứ nhất có thân dị loại và tưởng dị loại này, như loài Người, một số chư Thiên và một số hữu tình trong địa ngục. Này Ananda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?

– Bạch Thế Tôn, không!

– Này Ananda, trong thức trú xứ thứ hai … thứ ba … thứ tư … thứ năm … thứ sáu … Này Ananda, trong thức trú xứ thứ bảy, hoàn toàn vượt ra khỏi Thức vô biên xứ, chỉ có tưởng “Vô sở hữu”, được sanh vào cõi Vô sở hữu xứ. Này Ananda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?

– Bạch Thế Tôn, không!

– Này Ananda, với Vô tưởng hữu tình xứ này, này Ananda, nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?

– Bạch Thế Tôn, không!

– Này Ananda, với Phi tưởng phi phi tưởng xứ này, này Ananda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?

– Bạch Thế Tôn, không!

– Này Ananda, bởi bảy thức trú xứ và hai xứ này, nếu có vị Tỷ-kheo đã như chơn hiểu được tập khởi, đoạn trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm, xuất ly của chúng, nhờ không còn chấp thủ, vị này được giải thoát. Này Ananda, vị Tỷ-kheo như vậy được gọi là Tuệ giải thoát.

35. Này Ananda, có tám giải thoát. Thế nào là tám?

Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là sự giải thoát thứ nhất.

Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là sự giải thoát thứ hai.

Quán tưởng (sắc là) tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là sự giải thoát thứ ba.

Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không tác ý đến những tưởng khác biệt, với suy tư “hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ; đó là sự giải thoát thứ tư.

Vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư “thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.

Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư “không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là sự giải thoát thứ sáu.

Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là sự giải thoát thứ bảy.

Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng; đó là sự giải thoát thứ tám.

Này Ananda, như vậy là tám giải thoát.

36. Này Ananda, khi một vị Tỷ-kheo thuận thứ thể nhập tám giải thoát này, có thể nhập và có thể xuất khỏi bất cứ giải thoát nào khi nào mình muốn, chỗ nào mình muốn và dài bao lâu mình muốn – và với các lậu hoặc được đoạn trừ, vị Tỷ-kheo chứng và an trú trong tám giải thoát và tuệ giải thoát, không còn lậu hoặc ngay trong thời hiện tại, tự mình thấu đạt và chứng ngộ. Này Ananda, không còn có một Câu giải thoát nào khác cao hơn và thù thắng hơn Câu giải thoát này.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Trang: 1 2 3 4

×