Nghe chuông và chắp tay

05/10/2021 2.788 lượt xem

Nhưng Bụt không phải là Đức Thích Ca Mâu Ni. Ta cũng có tánh Bụt trong ta, nghĩa là có khả năng tỉnh thức. Mọi người đều có khả năng tỉnh thức, đó là lời Bụt nói. Vậy tiếng chuông cũng là tiếng gọi của tánh Bụt trong ta. Ta tỏ thái độ cung kính khi nghe tiếng chuông là ta tỏ thái độ cung kính đối với tánh Bụt trong ta. Đó là sự tự trọng lớn lao nhất và cũng là sự tự tín vững chãi nhất mà con người có thể có đối với bản thân mình.

Đạo là con đường. Con đường của Bụt chỉ dạy là con đường của nếp sống tỉnh thức. Đạo Bụt vốn là một nếp sống hơn là một đức tin tôn giáo, và do đó, Đạo Bụt nhắm đến sự phục vụ sự sống con người trong giờ phút hiện tại hơn là đến sự cứu độ con người đã chết và nghĩ đến một cõi thiên đường hay cực lạc cho tương lai. Tuy nhiên vì nhu yếu tôn giáo nơi con người, đạo Bụt đã mang thêm dáng dấp của một tôn giáo và vì vậy tiếng chuông đã được thỉnh lên để đi về cõi âm, nhất là tiếng chuông buổi tối. Điều này ta có thể thấy qua bài kệ chuông sau đây:
Hồng chung sơ khấu, bản kệ cao âm

Thượng triệt thiên đường, hạ thông địa phủ
U minh giáo chủ bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát
Dịch nghĩa:
Hồi chuông mới thỉnh, lời kệ ngâm cao
Trên cọng thiên đường, dưới vang địa phủ
U minh Giáo chủ, bồ tát Địa Tạng Vương!

Vì bài kệ đó, người sống có thể nghĩ là tiếng chuông thỉnh lên là để cho người dưới cõi âm nghe; tiếng kệ ngâm và lời niệm Phật là để cầu nguyện cho sự giải thoát của những người đã chết, và người sống là chúng ta không cần phải thực tập, không cần ngưng chỉ tạp niệm, không cần ngưng chỉ vọng đàm, không cần theo dõi hơi thở, cũng không cần thầm đọc bài kệ nghe chuông!

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9

×