14. Kinh Ðại bổn

25/05/2024 839 lượt xem

11. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Asoka (A-dục), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Khemankara (Nhẫn Hành), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vessabhũ, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Upasannaka (Tịch Diệt) vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Vuddhija (Thiện Giác), vị này là thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Sotthija (An Hòa), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kassapa bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Sabbamitta (Thiện Hữu), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, nay Ta có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Ananda (A-nan), vị này là vị thị giả đệ nhất.

12. Này các Tỷ-kheo, phụ vương của Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Bandhumà (Bàn-đầu); mẫu hậu tên là Bandhumati (Bàn-đầu-bà-đề). Kinh thành của vua Bandhumà tên là Bandhumatì. Này các Tỷ-kheo, phụ vương Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Aruna (Minh Tướng); mẫu hậu tên là Pabhãvatĩ (Quang Huy); kinh thành của vua Aruna tên là Pabhàvatì.

Này các Tỷ-kheo, phụ vương Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Suppatìta (Thiện Ðăng), mẫu hậu tên là Yasavati (Xứng Giới); Kinh thành của vua Suppatita tên là Anopama (Vô Dụ).

Này các Tỷ-kheo, phụ thân Bà-la-môn của Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tên là Aggidatta (Tự Ðắc); mẫu thân Bà-la-môn tên là Visàkhà (Thiện Chi). Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ vua trị vì tên là Khema (An Hòa); kinh thành vua Khema tên là Khemavatì (An Hòa).

Này các Tỷ-kheo, phụ thân Bà-la-môn của Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Yannadatta (Ðạt Ðức) mẫu thân Bà-la-môn tên là Uttarà (Thiện Thắng; Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ, vua trị vì tên là Sobha (Thanh Tịnh); kinh thành của vua Sobha tên là Sobhavatì (Thanh Tịnh).

Này các Tỷ-kheo, phụ thân Bà-la-môn của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Brahmadatta (Phạm Thi) mẫu thân Bà-la-môn tên là Dhanavatì (Tài Chủ). Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ vua trị vì tên là Kikì (Hấp Tỳ); kinh thành vua Kikì là Baranasì (Ba-la-nại).

Này các Tỷ-kheo, nay phụ vương của Ta tên là Suddhodana (Tịnh Phạn); mẫu hậu của Ta tên là Màyà (Ma-da); kinh thành tên là Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ).

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Giảng xong Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh xá.

13. Thế Tôn đi ra chẳng bao lâu cuộc đàm thoại sau đây khởi lên giữa những Tỷ-kheo ấy:

– Này các Hiền giả, thật hy hữu thay! Này các liền giả, thật kỳ diệu thay, đại thần lực, đại oai lực của Như Lai! Như Lai nhớ được chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh của những vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: “Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy”. Này các Hiền giả, quý vị nghĩ như thế nào? Có phải Như Lai khéo chứng đạt pháp giới như vậy, và nhờ chứng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết Bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: “Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy? Hay là chư Thiên mách bảo Như Lai và nhờ sự mách bảo này, Như Lai nhớ được các đức Phật quá khứ, các vị này đã nhập Niết bàn đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: “Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát như thế này?”

Như vậy là cuộc đàm thoại đang khởi lên giữa những Tỷ-kheo ấy.

14. Bấy giờ Thế Tôn, vào buổi chiều tối, sau khi xuất định, liền đến Hoa Lâm viên đường, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xong, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, nay các Ngươi ngồi luận bàn vấn đề gì? Ðề tài gì đã được luận bàn giữa các Ngươi?

Khi được hỏi vậy, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đi ra chẳng bao lâu, cuộc đàm thoại sau đây đã khởi lên giữa chúng con: “Này các Hiền giả, thật hy hữu thay! Này các hiền giả thật kỳ diệu thay đại thần lực, đại oai lực của Như Lai! Như Lai nhớ được chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết Bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh của những vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: “Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy”. Này các Hiền giả, quý vị nghĩ như thế nào? Có phải Như Lai khéo chứng đạt pháp giới như vậy, và nhờ chứng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: “Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy?” Hay là chư Thiên mách bảo Như Lai và nhờ sự mách bảo này, Như Lai nhớ được các đức Phật quá khứ, các vị này đã nhập Niết bàn đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: “Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát như thế này?” Bạch Thế Tôn, như vậy là vấn đề bàn luận giữa chúng con, khi Thế Tôn đến.

15. – Này các Tỷ-kheo, như vậy là pháp giới ấy được khéo chứng đạt bởi Như Lai, và nhờ chúng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ được chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết Bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh của những vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: “Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy”. Này các Hiền giả, quý vị nghĩ như thế nào? Có phải Như Lai khéo chứng đạt pháp giới như vậy, và nhờ chứng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến Tăng hội như sau: “Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy”.

Này các Tỷ-kheo, vậy hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, Thế Tôn giảng như sau:

16. – Này các Tỷ-kheo, cách đây chín mươi mốt kiếp về trước, Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc chủng tánh Sát-đế-ly, sanh trong giai cấp Sát-đế-ly. Này các Tỷ kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kondanna. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ đến tám vạn năm. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây Patali (Ba-ba-la). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Khanda (Kiển-trà) và Tissa (Ðề-xá). Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội sáu mươi tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Asoka (A-dục), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Phụ Vương Thế Tôn Tỳ-bà-thi, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Bandhumà (Bàn-đầu), mẫu hậu tên là Bandhumatì (Bàn-đầu-bà-đề), kinh thành của Bandhumà tên là Bandhumatì.

17. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy, Bồ-tát Vipassì, sau khi từ giã cảnh giới Ðâu-suất thiên, chánh niệm tỉnh giác nhập vào mẫu thai. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi Bồ-tát Vipassì từ giã cảnh giới Ðâu-suất thiên, chánh niệm tỉnh giác nhập vào mẫu thai, khi ấy một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các vị Sa-môn, Bà-la-môn, các vị hoàng tử và dân chúng. Cho đến các cảnh giới ở giữa các thế giới, không có nền tảng, tối tăm, u ám, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: “Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây”. Và mười ngàn thế giới chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu ấy, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Pháp nhĩ là như vậy.

Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ -tát nhập mẫu thai, bốn vị Thiên tử đứng canh gác bốn phương trời và nói: “Không cho một ai, người hay không phải loài người, được hãm hại vị Bồ-tát. Pháp nhĩ là như vậy”.

18. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát giữ giới một cách hồn nhiên, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống các thứ rượu men, rượu nấu. Pháp nhĩ là như vậy.

19. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát không khởi dục tâm đối với một nam nhân nào, và không vị phạm tiết hạnh với bất kỳ người đàn ông nào dầu người này có tâm ái nhiễm đối với bà. Pháp nhĩ là gì vậy.

20. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát có được năm món dục lạc đầy đủ, tận hưởng, trọn hưởng năm món dục lạc ấy. Pháp nhĩ là như vậy.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

×