Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Quyển 4

13/10/2021 9.385 lượt xem

Đức Phật lại hỏi: “Nay tai có nghe có tiếng không?”

A-Nan cùng đại chúng thưa: “Dạ không có tiếng.”

Lát sau La-hầu-la lại đánh một tiếng chuông.

Đức Phật lại hỏi A-Nan: “Nay tai có nghe có tiếng không?”

A-Nan cùng đại chúng thưa: “Dạ có tiếng.”

Đức Phật hỏi A-Nan: “Ông cho thế nào là có tiếng, thế nào là không tiếng?”

A-Nan và đại chúng đều bạch Phật rằng: “Tiếng chuông được đánh lên, gọi là có tiếng. Đánh lâu tiếng hết, âm vang không còn, gọi là không tiếng.”

Đức Phật bảo A-Nan và đại chúng: “Các ông hôm nay sao nói lộn xộn như vậy?”

A-Nan và đại chúng đều hỏi Đức Phật: “ Vì sao Thế Tôn bảo chúng con nói lộn xộn?”

Đức Phật bảo: “Như Lai hỏi ông có nghe không?”

Các ông đáp, “Có nghe.”

“Như Lai hỏi ông có tiếng không?”

Các ông đáp, “Có tiếng.”

Chỉ cái nghe và cái tiếng, mà ông trả lời không nhất định. Thế sao không gọi là lộn xộn?

A-Nan, khi tiếng hết không còn âm vang, ông cho là không nghe. Nếu thực không nghe, thì tánh nghe đã mất, giống như cây khô. Khi tiếng chuông lại được đánh lên, ông làm sao nghe?

Biết có biết không, chính là thanh trần hoặc có hoặc không. Chứ tánh nghe kia đâu có vì ông mà thành có thành không? Nếu nói tánh nghe thật là không, thì ai biết là không nghe?

Thế nên A-Nan, tiếng trong cái nghe, tự có sinh diệt, chẳng phải vì ông nghe có tiếng và không có tiếng. Khiến ông nghĩ rằng tánh nghe của ông là có, là không.

Ông còn điên đảo, lầm cho tiếng là tánh nghe. Đâu có lạ gì khi cho thường là đoạn. Tóm lại, không nên nói rằng rời các tướng động tĩnh, bế tắc, khai thông thì cái nghe không có tánh.

Như có người ngủ say trên giường. Trong nhà, khi người kia đang ngủ, có người giặt áo quần hoặc giã gạo. Người ấy trong mộng nghe rõ tiếng giã gạo. Lầm cho là tiếng gì khác, hoặc là đánh trống, hoặc là đánh chuông.

Lúc chợt tỉnh, liền biết là tiếng chày giã gạo. Tự nói với gia nhân, ngay khi trong mộng. lầm tiếng chày nầy cho là tiếng trống.

A-Nan, người ấy khi trong chiêm bao, đâu có nhớ những tướng động tịnh, mở đóng, thông bít. Thân tuy ngủ, nhưng tánh nghe không mờ tối.

Dù cho thân hình ông có tiêu tan. Làm sao mà tánh nghe ấy vì ông mà tiêu mất?

Do các chúng sinh từ vô thủy đến nay, theo các thứ sắc thanh, truy đuổi theo vọng niệm mà lưu chuyển. Chưa từng khai ngộ bản tánh thanh tịnh thường trụ vi diệu.

Không theo cái thường, chỉ đuổi theo sanh diệt. Do vậy phải sanh mãi và chịu tạp nhiễm khi lưu chuyển.

Nếu trừ bỏ sanh diệt, giữ tánh chân thường, tánh sáng suốt chân thường hiện tiền. Các thứ căn trần, thức tâm phân biệt đều tiêu mất.

Tướng của vọng tưởng là trần, thức tình phân biệt là cấu nhiễm. Cả hai đều rời bỏ, làm sao không thành Vô thượng trí giác?

Xem thêm: Thần Chú Lăng Nghiêm

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

×