Định thứ tám là phi tưởng phi phi tưởng. Tưởng đây là tri giác. Mọi hiện tượng phát hiện ra qua tưởng, qua tri giác của chúng ta. Nhưng ta biết tri giác không phản chiếu sự thật. Muốn vượt thoát vọng tưởng, để có thể tiếp xúc với thực tại, ta không thể nương vào tưởng nữa. Nhưng nếu bỏ tưởng đi thì ta trở thành vô tri vô giác, như gỗ đá, ở trạng thái phi tưởng. Cho nên không dựa vào tưởng mà cũng không ở trong phi tưởng, gọi là phi tưởng phi phi tưởng. Trong Trung A Hàm và Trung Bộ, có nhiều kinh trong đó Bụt nói với thầy A Nan và thầy Xá Lợi Phất về tưởng. Một lần thầy A Nan hỏi: “Bạch đức Thế Tôn, khi chúng ta quán chiếu về đất, quán chiếu một cách sâu sắc thì chúng ta có thể thấy rằng đất không phải là đất nữa, có đúng không?” Bụt nói: “Đúng như vậy. Khi quý vị quán chiếu về không, về thức, về địa, thủy, về hỏa, về phong cũng như vậy. Nếu quán chiếu cho thật sâu sắc thì đất không còn là đất nữa. Đất cũng là hỏa, là thủy, là phong, là không, là thức. Đất không phải là một thực thể độc lập đối với những cái khác.” “Bạch đức Thế Tôn, khi chúng ta quán chiếu về đất, chúng ta có thể nhận thấy là không có đất nữa chăng?” Bụt nói: “Có thể được.” Thầy A Nan hỏi tiếp: “Nhưng mà vẫn có tưởng?” Bụt nói: “Vẫn có tưởng.” Vì tưởng tức là cái tâm của ta trong đó có tướng, ở đây tướng là đất. Cái tướng đất biến mất, tuy nhiên vẫn có tưởng, nghĩa là nhận thức vẫn còn. Trước đó tưởng là một vọng tưởng, nhưng sau đó trở thành một thứ tưởng khác, tạm gọi là chân tưởng (correct perception), và có thể gọi là trí (prajna). Cho nên ở mức thiền thứ tám này người ta gạt bỏ tất cả những tri giác có tác dụng chia cắt thực tại ra từng phần nhỏ. Nhờ thế ta không còn bị lừa gạt bởi tướng sanh, tướng diệt, tướng nhiều, tướng ít, tướng có, tướng không, v.v.. và thoát ly khỏi tưởng (perception), gọi là phi tưởng (non-perception). Nhưng ta biết rằng đó cũng không phải là trạng thái vô tri vô giác, cho nên tuy ta gọi nó là phi tưởng mà cũng gọi nó là phi phi tưởng – không phải tưởng, cũng không phải phi tưởng.
Trang chủ » Phật học » Bài 16: Chánh định » Trang 6
Bài 16: Chánh định
10/06/2022 3.376 lượt xem
Cùng chủ đề
Trái tim của Bụt
- Bài 01: Tu Phật và học Phật
- Bài 02: Học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng
- Bài 03: Pháp thoại đầu
- Bài 04: Niềm vui tương đối
- Bài 05: Đạo đế, Bát chánh đạo
- Bài 06: Quá trình văn tư tu
- Bài 07: Bát chánh đạo tương sinh tương tức
- Bài 08: Ái ngữ
- Bài 09: Chánh niệm và 51 tâm hành
- Bài 10: Sống giây phút hiện tại
- Bài 11: Chánh niệm là tự làm chủ
- Bài 12: Tiếp xúc với sự sống nhiệm mầu
- Bài 13: Như lý tác ý
- Bài 14: Quán chiếu cảm thọ
- Bài 15: Quán pháp trong pháp
- Bài 16: Chánh định
- Bài 17: Pháp ấn
- Bài 18: Chuyển hóa tập khí
- Bài 19: Quán không trong năm lễ
- Bài 20: Quán vô tác vô nguyện
Cùng chuyên mục
Xây dựng thế kỷ thứ hai mươi mốt
Ngày nay người ta hay dùng danh từ “chính sách”. Cái gì cũng chính sách này, chính sách nọ. Tôi đã nghe phong phanh rằng các nước tự gọi là tiến bộ đang bàn tính về chính sách đưa qua... Xem thêm
Câu chuyện của dòng sông
Có một dòng sông rất đẹp chảy qua núi đồi và đồng cỏ xanh tươi. Dòng sông ca hát nhảy nhót tung tăn từ trên núi xuống đồng bằng. Xuống đồng bằng, dòng sông chảy chậm lại, mặt nước trong... Xem thêm
Mười bốn giới Tiếp Hiện
Giới thứ nhất: Không được thờ hay thần tượng bất cứ một chủ nghĩa hay một lý thuyết nào, kể cả những chủ nghĩa và lý thuyết Phật Giáo. Những hệ thống giáo lý trong đạo Phật phải được nhận... Xem thêm
Tình thương qua hành động
Chúng ta đã đi với nhau một đoạn đường khá dài, và tôi đã đưa ra một số phương pháp để chúng ta cùng tu tập nuôi dưỡng chánh niệm, ý thức được những gì đang xảy ra trong ta... Xem thêm
Khổ đau là chất liệu nuôi dưỡng tình thương
Ở Việt Nam, trong bốn mươi năm qua, đạo Phật đã đi vào cuộc đời. Trong chiến tranh, chúng tôi không thể chỉ ngồi thực sự thực tập thiền tọa và tụng kinh trong chùa. Chúng tôi thực tập thiền... Xem thêm
Hãy gọi đúng tên tôi
Ở Làng Hồng, mỗi tuần chúng tôi nhận được hàng trăm bức thư từ các trại tỵ nạn gửi về, những bức thư tràn ngập những đau buồn tủi nhục, đọc mà rớt nước mắt. Chúng tôi thật sự không... Xem thêm
Hòa giải
Ta phải làm gì khi ta gây tổn thương cho người khác và khi họ trở thành kẻ thù của ta? Người đó có thể là một người thân trong gia đình hay là một người bạn. Ta chẳng cần... Xem thêm
Chúng ta cùng một nhân thể
Có hằng triệu người chơi thể thao trên thế giới. Khi ta xem một trận đá bóng, ta thường theo phe này hoặc phe kia, có thế ta mới có thể theo dõi trận đấu một cách hứng thú. Khi... Xem thêm
Câu chuyện chiếc lá
Một ngày mùa thu, khi đi dạo chơi trong một công viên, tôi bắt gặp một chiếc lá đỏ rất đẹp hình trái tim đang đong đưa trên cành. Tôi đứng nhìn và nói chuyện với chiếc là rất lâu.... Xem thêm