Bài 06: Quá trình văn tư tu

02/11/2021 3.593 lượt xem

Kinh chánh kiến

Chánh kiến thường được diễn tả là thấy được tam bảo, thấy được thiện ác, v.v.. Nhưng trước hết chánh kiến là phải thấy được bản chất về bốn sự thật. Cái thấy về bốn sự thật là căn bản của chánh kiến. Trong tam tạng kinh điển có nhiều Kinh nói về chánh kiến, cái thấy chân thật (samyak dr3/4sti). Có một Kinh do thầy Xá Lợi Phất giảng, gọi là Kinh Chánh Kiến (Samaditthi sutta). Kinh này là kinh thứ 9 ở Trung bộ (M. 9). Thầy Xá Lợi Phất đã nói nhiều Kinh về đề tài Tứ Diệu Đế, trong đó có Kinh gọi là Dấu Chân Voi, Tượng Tích Diệu Kinh. Con voi chúa đi trước để lại những dấu chân rất lớn. Những con đi sau có thể bước lên trên dấu chân đi trước; nhưng không có dấu chân con thú nào lớn bằng dấu chân con voi. Giáo lý Tứ Diệu Đế cũng vậy, bao gồm tất cả các giáo lý khác. Kinh Chánh Kiến ở Trung Bộ có một Kinh tương đương bằng Hán văn, đó là Kinh 344 ở Tạp A Hàm. Học Kinh này ta thấy thầy Xá Lợi Phất dạy một sư em tên là Ma Ha Câu Thi La và một số các thầy khác về cái thấy chân chính.

Theo thầy Xá Lợi Phất chánh kiến trước hết là sự phân biệt những gốc rễ lành và những gốc rễ không lành, thiện căn và bất thiện căn (wholesome roots anh unwholesome roots). Quán chiếu thì chúng ta sẽ thấy có ba loại gốc rễ lành là: vô tham (absence of greed), vô nhuế (absence of anger) và vô hại (absence of violence), tức là cái rễ không tham đắm, cái rễ không giận hờn và cái rễ bất bạo động. Bất bạo động (ahimsa) tức là vô hại. Vô hại tức là không muốn gây đổ vỡ cho mình, cho người và cho thiên nhiên). Những gốc rễ bất thiện là tham, nhuế và hại. Chữ tham có nhiều nghĩa. Nó có nghĩa là vướng mắc, là thèm khát, không bao giờ thỏa mãn. Ngược lại với tham là tri túc, tức là bằng lòng với tình trạng vừa đủ, để có an lạc cho thân tâm.
Các thầy khác hỏi: Có chánh kiến về các phương diện khác không? Thầy Xá Lợi Phất trả lời: Có chứ, ví dụ chúng ta nói đến chánh kiến về phương diện các loại thức ăn. Chúng ta phải phân biệt bốn loại thức ăn.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8

×